Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý : Hòa Bình là xã vùng III cách trung tâm huyện 7 km, nằm ở phía Bắc của huyện Văn Quan.

 Phía Bắc giáp với xã xã Hồng Thái và xã Bình La huện Bình Gia;

 Phía Đông giáp với xã Liên Hội, Thị Trấn Văn Quan,  huyện Văn Quan;

 Phía Tây giáp với xã Tú Xuyên huyện Văn Quan;

      Phía Nam giáp với thị trấn Văn Quan.

          Địa hình: Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp có đồi núi bao bọc bởi phía Đông và phía Nam, có những nơi tạo thành lòng chảo thung lũng, địa hình trong xã nhìn chung có độ cao trung bình từ 350- 550 m so với mực nước biển, có kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng trồng trọt và chăn nuôi.

Khí hậu: Hòa Bình chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa  nhìn chung khá mát mẻ.

Trong năm có 2 mùa mưa rõ rệt; Mùa hè xuất hiện gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm làm cho nhiệt độ trở nên nóng bức, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 -38oc kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7, bên cạnh sự nóng bức cũng là thời điểm mà lượng mưa nhiều nhất trong năm khoảng 70% số ngày mưa rơi vào các tháng này. Lượng mưa nhiều gây ảnh hưởng trồng trọt và chăn nuôi như lầm ngập úng, lũ lụt các vùng gần suối.

          Mùa đông xuất hiện gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm làm cho khí hậu trở nên khô hanh lạnh, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 120c   hiện tượng xương muối kèm theo những đợt rét đậm làm cho nhiệt độ giảm xuống khoảng 40c đến 70c  về đêm có lúc nhiệt độ 1-20c gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng vật nuôi, làm giảm năng xuất và chất lượng cây trồng vật nuôi.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Mặt nước: xã có diện tích mặt nước 22,96 ha, trong đó diện tích đang sử dụng nuôi trồng thuỷ sản 2,0 ha

 Nước ngầm: xã có suối nước ngầm chảy qua dưới lòng đất nên cũng rất thuận lợi cho việc khoa giếng lấy nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân

          Tài nguyên đất đai:

          Theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã thì tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.306,211ha.

          Trong đó diện tích đất nông nghiệp 239,88ha.

          Đất lâm nghiệp 1914,88 ha.

          Đất phi nông nghiệp 80,65ha.

          Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 428,72 ha (gồm: diện tích đất trồng cây hàng năm 388,32ha, đất trồng cây lâu năm 40,40ha); còn lại  đất nông nghiệp khác.

Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Hòa Bình thuộc loại đất tương đối màu mỡ,hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đặc điểm thổ nhưỡng của chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ và màu vàng.  Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên rừng

Rừng là nguồn tài nguyên chiêm ưu thế của. Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn . Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Bạch đàn, keo, hồi. Đặc biệt, cây Keo là cây thế mạnh của xã chiếm khoảng 50% diện tích đất rừng.

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã không có tài nguyên khoáng sản.

Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn xã không có tài nguyên du lich.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1. Điều kiện kinh tế

Dân số, đặc điểm dân tộc

Hòa Bình là xã vùng III nằm ở phía Bắc của huyện Văn Quan. thành phần dân tộc gồm: Tày, Nùng, và một số ít dân tộc Kinh. Theo kết quả thống kê dân số của Hòa Bình năm 2020 là 1.300 người, trong đó: nữ là  645người (chiếm 49,61       %), nam là 655 người  (chiếm 50,38%). Dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu dọc các tuyến tỉnh lộ 233, trung tâm xã.

          Mạng lưới giao thông

Toàn xã Hòa Bình có tổng số 51,4 km đường giao thông trong xã (bao gồm  Tỉnh lộ,  đường trục xã, giao thông nông thôn, đường chuyên dùng...). Cụ thể như sau:

           Tuyến Tỉnh lộ 233 đi qua địa bàn xã với chiều dài là 7 km, nền rộng 3,5 - 6 m, mặt đường trải nhựa rộng 3,5 m. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của xã.

 Các tuyến đường trục thôn, xóm; đường ngõ, có chiều dài tổng cộng là 44,4 km.

Hệ thống thủy lợi

Toàn xã hiện có tổng chiều dài các tuyến kênh mương cấp III do người dân tự quản lý 5.800m, trong đó 1000m đã kiên cố hoá = 17,2%, còn 4.800 m chưa kiên cố = 82,8%.

Hệ thống điện

Mạng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân được quan tâm đầu tư. Đến nay có 3/3 thôn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt trên 100%.

Mạng lưới Bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính của gồm có 01 bưu điện văn hóa xã, Có 3/3 thôn có báo đến trong ngày. Mạng Bưu chính viễn thông rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến tất cả các thôn.

Dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng  tới 3/3 thôn.

Mạng Internet tại Hòa Bình chủ yếu là do các doanh nghiệp như Viettel, EVN, Vinaphone.

Hệ thống chợ:

Xã chưa có chợ ( gần chợ trung tâm huyện nên không quy

2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng. Năm học 2020-2021: 157  học sinh. Cơ sở vật chất cho dạy và học được tăng cường đầu tư, đến năm 2021 tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố chiếm trên 90%, không có phòng học 2 ca. Thiết bị dạy học được trang bị mỗi khối lớp ít nhất là 01 bộ, sử dụng có hiệu quả đáp ứng cho việc dạy và học. Nhà công vụ cho giáo viên được tăng cường xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho giáo viên.

Cơ sở hạ tầng ngành y tế

Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. 01 trạm y tế bố trí đủ các phòng chức năng theo phân tuyến và hoạt động có hiệu quả, trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ.

Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa

Thiết chế ở cấp xã. Hiện nay xã chưa có nhà văn hóa xã, có 01 sân thể thao xã và 3/3 nhà văn hóa thôn (nhưng hiện nay do 01 thôn mới sáp nhập đề nghị làm lại nhà văn hóa ở trung tâm thôn). Đa số các nhà văn hóa thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị đã xuống cấp. Điều đó gây ảnh hưởng trong việc phát huy truyền thống văn hóa của địa phương.

About